DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ VÀ MỘ CỤ VƯƠNG THỨC

Thứ hai - 20/03/2023 03:54
- Tên di tích: Nhà và mộ cụ Vương Thức- Địa điểm: Nhà cụ Vương Thức ở Xóm Hợp Xuân, xã Hồng Thành, Yên Thành, Nghệ An Mộ cụ Vương Thức ở Cồn Sắt, xã Diễn Thái, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An- Thời gian xây dựng:- Nhân vật thờ và các sự kiện lịch sử: Cụ Vương Thức nỗi tiếng là thông minh, ông được cha mẹ cho ăn học chu đáo và đỗ khoá sinh vào năm 1859. Lúc đầu ông quyết tâm nuôi chí học hành đỗ đạt thành tài, nhưng rồi gặp lúc vận mệnh dân tộc đang lâm nguy, thực dân pháp nổ súng xâm lược, Vương Thức quyết thôi học, tìm cách góp sức cứu nước.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NHÀ VÀ MỘ CỤ VƯƠNG THỨC
- Tên di tích: Nhà và mộ cụ Vương Thức
- Địa điểm: Nhà cụ Vương Thức ở Xóm Hợp Xuân, xã Hồng Thành, Yên Thành, Nghệ An
           Mộ cụ Vương Thức ở  Cồn Sắt, xã Diễn Thái, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Thời gian xây dựng:
- Nhân vật thờ và các sự kiện lịch sử:
Cụ Vương Thức nỗi tiếng là thông minh, ông được cha mẹ cho ăn học chu đáo và đỗ khoá sinh vào năm 1859. Lúc đầu ông quyết tâm nuôi chí học hành đỗ đạt thành tài, nhưng rồi gặp lúc vận mệnh dân tộc đang lâm nguy, thực dân pháp nổ súng xâm lược, Vương Thức quyết thôi học, tìm cách góp sức cứu nước.
Năm 1866 cụ tham gia phong trào Văn Thân, ông đã  tự nguyện bán hơn 10 mẫu  ruộng tốt do cha ông để lại để mua sắm vũ khí, bỏ vào chum sành có nắp đậy, gắn xy rồi chôn xuống đất. Ông đã tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân làng Xuân Đào để khi cần họ xả thân vì tổ quốc. Ông dược dân làng tin yêu bầu làm lý trưởng kiêm hội trưởng Hội Sỹ Văn.....Cụ được cụ Nghè Ôn cử làm đội trưởng Xuân Nghĩa đội, cụ đã cùng với chiêu quân của Chiêu Hoạt ( con cụ Nghè Ôn) và đề đốc Phan Bá Niên đánh địch tại Thừa Sũng -Đồng Mờm tiêu diệt hành trăm tên địch. Đây là trận thắng lớn nhất của nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn, Xuân Nghĩa Đội. Ông còn  lãnh đạo phong trào cứu quốc ở làng Xuân dào với nhiều kế sách linh hoạt khiến cho kẻ địch bao phen khốn đốn.
Cuối năm 1886, phong trào Cần Vương ở các tỉnh Bắc, Trung kỳ đều lâm vào tình thế khó khăn. Trong lúc dốc hết sức lực chặn địch, bảo vệ chủ tướng Nghè Ôn cụ đã bị bắt và giam ở Diễn Châu, Vinh suốt mấy năm ròng.
Cuối năm 1899 cụ được thả về quê trong lúc sức lực gần như đã kiệt quê. Sau ngót 30 năm xếp bút nghiên theo việc “Cần Vương báo quốc”. Ngày 01/7/1890 cụ qua đời, con cháu đưa cụ về mai táng ở Cồn Sắt, quê hương của cụ Nghè Ôn. Hiện nhà và mộ của cụ được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2013.

                                                                          Bài và ảnh:  Ban văn hóa xã


 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây