Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Thanh Kim Huệ - cán bộ Kỹ thuật Trung tâm DVNN huyện Yên Thành; các đồng chí trong ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân 2024 xã Hồng Thành; các đồng chí Bí thư, xóm trưởng, TBCT.MT các xóm trên địa bàn xã; ban chủ nhiệm HTX.
Đồng chí Trịnh Hữu Sâm - PCT.UBND xã - Trưởng Ban Nông nghiệp xã Chủ trì Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Sản xuất vụ Xuân năm 2023 mặc dù đầu vụ xẩy ra các đợt rét đậm, rét hại cuối vụ xẩy ra mưa và giông lốc…, nhưng nhìn chung diễn biến thời tiết toàn vụ sản xuất tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, song với đó là sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của các ban ngành từ huyện, xã đến cơ sở trong tổ chức chỉ đạo sản xuất và sự cố gắng của bà con nông dân trong đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên vụ Xuân 2023 được xem là vụ sản xuất đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay
Đồng chí Trần Thị Thanh Kim Huệ - cán bộ Kỹ thuật Trung tâm DVNN huyện Yên Thành
phát biểu chỉ đạo, định hướng một số giải pháp cho vụ xuân 2024 tại Hội Nghị
Theo đồng chí: Đây là vụ mùa quan trọng, quyết định, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông nghiệp của cả năm. Vụ Xuân 2024 tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở; bên cạnh đó, có các cơ chế, chính sách để khuyến khích, đưa nhanh các KHCN, TBKT áp dụng vào sản xuất.
- Công tác dự báo tình hình thời tiết, thiên tai, dịch hại cây trồng ngày càng chính xác và cập nhật thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch hại, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Nhà máy sơ chế, chế biến nông sản chất lượng cao tại huyện Yên Thành đã đi vào hoạt động là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia liên kết sản xuất lúa gạo và các nông sản khác trên địa bàn.
- Giá lúa, gạo đang ở mức cao; đồng thời nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyền thống trên thế giới như Trung Quốc, Philippines, các nước châu Phi,... được dự báo sẽ tăng hơn...
Bên cạnh đó sẽ gặp không ít khó khăn như:
- Vụ Xuân năm nay được dự báo là một vụ sản xuất ấm, có nền nhiệt trung bình cao hơn TBNN cùng thời kỳ nên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn làm ảnh hưởng năng suất chung.
- Giá cả vật tư nông nghiệp vẫn đang ở mức cao, nhất là phân bón, thuốc BVTV,... sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư sản xuất của nông dân cũng như công tác tổ chức, chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sâu bệnh hại trong thời gian tới.
- Nguy cơ tiềm ẩn một số dịch hại có thể phát sinh, gây hại mạnh trong vụ Xuân như: bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá vi khuẩn,...trên cây lúa và sâu keo mùa thu trên cây ngô.
- Tư tưởng sản xuất dựa vào tập quán canh tác cũ, không tuân thủ lịch thời vụ, gieo cấy quá dày, bón phân không cân đối vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nông dân.
Do đó cần phải được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là tuyên truyền đến tận mỗi người dân để nhân dân nắm rõ thuận lợi, khó khăn, nắm chắc lịch thời vụ và tiến hành gieo cấy đúng lịch thời vụ cũng như đảm bảo khép kín diện tích.
Đồng chí Nguyễn Thị Bắc - Công chức phụ trách Nông nghiệp xã triển khai kế hoạch
Theo đó các loại giống được đưa vào cơ cấu, lịch thời vụ và các biện pháp, giải pháp kỹ thuật khác để đảm bảo với điều kiện thời tiết và chất đất tại xã Hồng Thành được BCĐ đưa ra gồm:
TT |
Cơ cấu giống |
Diện tích (ha) |
Tỷ lệ |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
1 |
Lúa lai |
240 |
80% |
73 |
1.752 |
2 |
Lúa thuần, lúa CLC |
61,5 |
20 % |
71 |
436.6 |
|
Cộng |
301,5 |
100 % |
72,6 |
2.188,6 |
Cơ cấu bằng các giống chủ lực gồm:
- Giống lúa có năng suất, chất lượng gạo khá, sử dụng các giống:
Lúa lai: Thụy hương 308, VT868, VT656
Lúa thuần: TBR225, Nếp 97
- Xây dựng mô hình các giống lúa có vừa có năng suất vừa có chất lượng hoặc giống lúa chất lượng cao
Vụ Xuân 2024, xã Hồng Thành tập trung thực hiện mô hình: Cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên và * Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ
* Mô hình Cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên
- Đơn vị chủ đầu tư: UBND xã Hồng Thành
- Đơn vị trực tiếp thực hiện hợp đồng: UBND xã Hồng Thành
- Diện tích: 30 (ha).
- Địa điểm: Các xứ đồng liên kề như Bờ De, Rộc Đông, Lươn Đá, Lộ Lươn, Rộc khuyến, Cựa Làng..thuộc xóm Triều Cảnh
- Kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn kinh phí Nghị định 62/2019/NĐ-CP.
- Mục tiêu của mô hình:
Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất lúa, cụ thể là phương pháp cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên, giúp giảm chi phí vật tư đầu vào, giảm công lao động, giảm sâu bệnh,...tăng năng suất chất lượng lúa. Xây dựng mô hình 30ha, làm tiền đề nhân rộng phương pháp này trên toàn bộ diện tích lúa toàn xã trong các năm tiếp theo.
* Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ
- Đơn vị chủ đầu tư: Trung tâm DVNN huyện Yên Thành
- Đơn vị trực tiếp thực hiện hợp đồng: UBND xã Hồng Thành
- Diện tích: 15 (ha).
- Địa điểm: Các xứ đồng liên kề như Từ Bưu, Ruộng Cạn, ..thuộc xóm Lạc Thiện
- Kinh phí hỗ trợ: Từ nguồn kinh phí Nghị định 62/2019/NĐ-CP.
- Mục tiêu của mô hình:
Nắm bắt xu thế sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng mô hình góp phần nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Từng bước đưa sản xuất lúa đạt chuẩn hữu cơ, nhằm nâng cao giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế.
* Giải pháp về thời vụ:
Vụ Xuân năm 2024 được dự báo có nền nhiệt độ các tháng 01-3/2024 có nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức cao hơn khoảng 0,5-1,5 0C so với TBNN cùng thời kỳ; số ngày rét đậm, rét hại có khả năng ít hơn so với TBNN và các đợt rét đậm, rét hại có xu hướng không kéo dài. Lập Xuân vào ngày 04/02/2024 (tức ngày 25/12/2023 âm lịch), do đó để đảm bảo an toàn, Khung thời vụ thống nhất trên toàn xã bố trí cùng 1 lịch như sau:
Gieo mạ từ ngày 05/01/2024 (trùng ngày 24/11/2023 ÂL);
Cấy từ ngày 25/01/2024 (trùng ngày 15/12/2023 ÂL).
Các vùng tổ chức sản xuất liên kết thu mua với các Công ty, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc thực hiện lịch thời vụ tuy nhiên phải ký kết hợp đồng sản xuất để đảm bảo năng suất, sản lượng cây trồng. Đồng thời phải ký cam kết với UBND huyện về việc quản lý tốt khung lịch thời vụ tại địa phương mình.
* Một số lưu ý:
- Không gieo mạ vào những ngày rét đậm, nhiệt độ không khí thấp dưới 160C, cần gieo mạ tập trung bằng phủ nilon cho 100% diện tích.
- Chuẩn bị nguồn giống dự phòng để phòng khi mạ bị chết rét.
- Tổ chức phun tiễn chân mạ cho 100% diện tích mạ trước khi cấy 5-7 ngày.
- Cấy 100% diện tích, không được gieo sạ; cấy mạ đúng tuổi; không cấy vào những ngày nhiệt độ không khí thấp dưới 160C và không được bón đạm.
* Giải pháp về BVTV:
Vụ Xuân 2024 nguy cơ sẽ xuất hiện một số loài dịch hại và có khả năng phát sinh gây hại nặng trên diện rộng; đặc biệt là các đối tượng như: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, bạc lá vi khuẩn, rầy các loại, chuột,... hại lúa; sâu khoang - sâu xanh hại lạc; sâu keo mùa thu hại ngô;... Để chủ động phát hiện sớm, tổ chức chỉ đạo phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại bảo vệ sản xuất vụ Xuân, các ban ngành, đơn vị xóm cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Hạn chế sử dụng các giống mẫm cảm và dễ nhiễm sâu bệnh, tăng cường công tác quản lý giống, tăng cường công tác dự báo, chăm sóc cây trồng đúng quy trình, tổ chức hướng dẫn người dân phun phòng kịp thời, đúng nguyên tắc.
- Đẩy mạnh thực hiện và mở rộng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác khuyến nông bảo vệ thực vật như: Quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI); chương trình ba giảm ba tăng (ICM); chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, hiệu ứng hàng biên...
- Tổ chức kiểm tra chất lượng giống cây trồng đưa vào phục vụ sản xuất trên địa bàn xã về kiểm dịch thực vật; các giống khảo nghiệm, sản xuất thử phải đăng ký để tổ chức theo dõi sâu bệnh.
* Về phân bón:
- Căn cứ vào quy trình kỹ thuật thâm canh từng giống cây trồng và theo khuyến cáo của tác giả, nhà cung ứng, đặc điểm đất đai từng vùng (có thể truy cập vào địa chỉ: “datluanghean.com” là cở sở dữ liệu về không gian đất trồng lúa và canh tác lúa nước, từ đó lựa chọn loại phân bón cũng như liều lượng phù hợp) để đầu tư thâm canh, chăm sóc, nhằm phát huy tối đa tiềm năng năng suất từng giống, bảo vệ an toàn dịch bệnh cho cây trồng.
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, dùng vôi xử lý đất trước khi gieo cấy, đặc biệt là vùng bị nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước. Sử dụng các loại phân bón tổng hợp NPK như 16-16-8 để bón lót và NPK giàu Kali 15-5-20 để bón thúc. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại phân bón qua lá để cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất.
- Để đảm bảo năng suất cây trồng cần tổ chức bón thúc sớm, bón đủ lượng phân và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn để cây trồng sinh trưởng, phát triển ngay từ đầu. Sử dụng đúng loại phân theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
* Về thủy lợi:
- Thực hiện tu bổ công trình, bờ vùng, bờ thửa, nạo vét kênh mương ...kết hợp giải tỏa vi phạm các các công trình thủy lợi, hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng trong chiến dịch làm thủy lợi nội đồng năm 2023; đảm bảo tích đủ nước phục vụ sản xuất. Đồng thời tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương.
- Căn cứ vào lịch đóng mở nước kênh chính của thủy lợi Bắc để có kế hoạch phân phối nước khoa học, triệt để tiết kiệm nước. Xây dựng phương án chống hạn, chống úng ngập cho vụ Xuân và cả năm. Thực hiện các biện pháp tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã, các xóm cần chủ động xây dựng kế hoạch sát đúng với điều kiện cụ thể của từng xóm với phương châm “chủ động, tích cực, hiệu quả khai thác tối đa lợi thế của xóm mình”tham mưu cho cấp uỷ quán triệt kế hoạch đến tận cán bộ Đảng viên, nông dân tổ chức thực h iện kế hoạch đảm bảo thắng lợi, đồng thời chỉ đạo thủy nông đảm bảo đủ nước sản xuất, tổ chức kiểm tra tu sửa củng cố các công trình mương máng, bờ vùng bờ thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất. Các đơn vị xóm có xây dựng mô hình phát triển sản xuất cần tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo để mô hình đạt kết quả cao nhất.
Để vụ Xuân năm 2024 giành thắng lợi, cần sự vào cuộc mạnh của MTTQ và các đoàn thể từ xã xuống xóm chủ động phối hợp với ban Nông nghiệp & PTNT xã chỉ đạo sản xuất, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên đi đầu trong phong trào sản xuất, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là việc chấp hành đúng cơ cấu giống và lịch sản xuất của bà con nông dân xã Hồng thành.
Bài và ảnh: Ban Văn hóa xã